Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
Giám đốc
0944 257 267
-
Điện thoại
0251 3 828 649
-
HOTLINE
0944.257.267
-
Kinh Doanh
0918.036.467
-
Tư vấn bán hàng
0918.878.278
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 26
- Trong ngày: 149
- Hôm qua: 80
- Tổng truy cập: 771561
- Truy cập nhiều nhất: 2761
- Ngày nhiều nhất: 10.09.2024
Quảng cáo bên trái
Tìm hiểu các tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến
Hiện nay, dòng sản phẩm giày bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động trong nhiều lĩnh vực, cũng như các ngành nghề khác nhau.
Những tiêu chuẩn giày bảo hộ này không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn giúp người dùng yên tâm khi làm việc trong các môi trường nguy hiểm. Mỗi quốc gia đều có các tiêu chuẩn bảo hộ riêng biệt để phù hợp với đặc thù của từng môi trường lao động.
Trong bài viết này, Thái Bình An Phú Thịnh sẽ giới thiệu về các tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn, cũng như giúp bạn lựa chọn được mẫu giày bảo hộ lao động phù hợp.
1. Tiêu chuẩn giày bảo hộ Việt Nam
Tại Việt Nam, TCVN 2608 là tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động, áp dụng từ năm 1978. Mặc dù đã được áp dụng lâu dài, tiêu chuẩn này vẫn giữ được tính quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho người lao động.
Tiêu chuẩn này chủ yếu bao gồm các yêu cầu về mũi giày chống dập·ngón, đế giày chống trượt và khả năng chống va đập, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, để người dùng có thể yên tâm làm việc.
2. Tiêu chuẩn giày bảo hộ ISO - Tiêu chuẩn quốc tế
Một trong những tiêu chuẩn nổi bật và được áp dụng rộng rãi là ISO 20345. Tiêu chuẩn này yêu cầu giày bảo hộ lao động phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ người lao động.
Các yêu cầu bao gồm mũi giày chống dập ngón, đế giày chống trượt, khả năng chống đâm xuyên, chịu nhiệt và chống hóa chất. ISO 20345 đã trở thành một chuẩn mực toàn cầu được nhiều quốc gia sử dụng và chứng nhận cho các loại giày bảo hộ.
3. Tiêu chuẩn giày bảo hộ Châu Âu: CE-EN ISO 20345
Là tiêu chuẩn giày bảo hộ được sử dụng phổ biến tại châu Âu và nhiều quốc gia khác. Tiêu chuẩn CE-EN ISO 20345 cập nhật lần gần nhất vào năm 2011, tiêu chuẩn này yêu cầu giày bảo hộ phải có các tính năng sau:
- Mũi giày chống dập ngón: Chịu lực va đập lên đến 200J.
- Đế giày chống trượt: Chịu lực kéo 100N trên bề mặt ướt và có dầu.
- Chống đâm xuyên: Chịu lực đâm xuyên lên đến 1100N.
- Chống cắt: Chịu lực cắt lên đến 20J.
- Chống hóa chất và nhiệt: Chịu được tác động của hóa chất thông thường và nhiệt độ lên đến 300°C.
Với những yêu cầu này, giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn CE-EN ISO 20345 sẽ đảm bảo an toàn cho người lao động, khi phải làm việc trong các môi trường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
4. Tiêu chuẩn giày bảo hộ của Mỹ: ASTM 2413
Được biết đến là tiêu chuẩn giày bảo hộ của Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hòa Kỳ (ASTM), tiêu chuẩn ASTM 2413 được cập nhật vào năm 2005. Tiêu chuẩn này được sử dụng phổ biến tại Mỹ và Canada với các yêu cầu tương tự như CE-EN ISO 20345, bao gồm:
- Mũi giày chống dập ngón: Chịu lực va đập lên đến 75J.
- Đế giày chống trượt: Đảm bảo độ bám trên bề mặt ướt và có dầu.
- Chống đâm xuyên và bảo vệ chân: Giày phải có khả năng chống các vật sắc nhọn đâm xuyên qua.
Tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng đến hiệu suất và phương pháp kiểm tra bảo vệ chân, đảm bảo giày bảo hộ lao động mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất cho người lao động.
5. Các tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến khác
Ngoài các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia kể trên, nhiều quốc gia khác cũng có những tiêu chuẩn bảo hộ riêng. Một số tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến khác bao gồm:
- Tiêu chuẩn Australia/New Zealand AS/NZS 2210.3 (2009): Được áp dụng rộng rãi tại Australia và New Zealand với các yêu cầu bảo vệ tương tự như ISO và ASTM.
- Tiêu chuẩn Trung Quốc GB 21148 (2020): Cập nhật mới nhất vào năm 2020, tiêu chuẩn này yêu cầu giày bảo hộ có khả năng chịu đựng tốt các tác động từ môi trường làm việc khắc nghiệt.
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS T8101 (2020): Cập nhật gần đây vào năm 2020, tiêu chuẩn này yêu cầu giày bảo hộ phải có khả năng chịu lực và bảo vệ chống lại các yếu tố như va đập, trượt và đâm xuyên.
- Tiêu chuẩn Malaysia SIRIM MS ISO 20345 (2008): Tiêu chuẩn Malaysia yêu cầu giày bảo hộ có khả năng bảo vệ chống lại các tác động từ hóa chất và nhiệt độ cao.
- Tiêu chuẩn Singapore SS 513 (2011): Áp dụng các yêu cầu bảo vệ tương tự như tiêu chuẩn ISO 20345 và ASTM 2413.
- Tiêu chuẩn Ấn Độ IS 15298 (2019): Được cập nhật vào năm 2019, tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu bảo vệ mũi giày, đế giày và khả năng chống các tác động nguy hiểm.
Vậy trên đây là thông tin chi tiết và kiến thức về các tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động phổ biến nhất hiện nay, mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm những thông tin và kiến thức hữu ích khác, hãy tham khảo thêm ở các bài viết khác của Thái Bình An Phú Thịnh nhé.
Tin tức & Sự kiện khác
- Những cách bảo quản giày bảo hộ đơn giản và hiệu quả(30/11/-1)
- Lịch sử phát triển của mặt nạ phòng độc qua từng thời kỳ(30/11/-1)
- Hướng dẫn sử dụng mặt nạ phòng độc(23/08/14)
- Hướng dẫn bảo quản giày bảo hộ lao động(30/11/-1)
- Những ưu điểm nổi bật của thiết bị đồ bảo hộ lao động(18/01/24)
- Phân loại các loại giày bảo hộ phổ biến nhất hiện nay(19/12/23)
- Tổng quan về nón bảo hộ lao động(10/11/23)