Hiện nay, các sản phẩm giày bảo hộ được biết đến là một trong những thiết bị quan trọng cần trang bị giúp bảo vệ an toàn cho người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Phân biệt giày bảo hộ chống tĩnh điện và cách điện

Tuy nhiên, khi lựa chọn giày bảo hộ lao động, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại giày phổ biến là giày bảo hộ chống tĩnh điện và giày bảo hộ cách điện. Vì mỗi loại đều có các chức năng riêng biệt, phục vụ những mục đích bảo vệ khác nhau.

Để giúp bạn có giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây của Bảo Hộ Lao Động Vina sẽ giúp bạn hiểu rõ cách phân biệt hai loại giày này, giúp bạn phận biệt và lựa chọn được loại giày phù hợp với môi trường làm việc của mình.

1. Tìm hiểu tổng quan về giày bảo hộ chống tĩnh điện

Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại, việc kiểm soát tĩnh điện là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị. Giày bảo hộ chống tĩnh điện ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó, giúp hạn chế sự tích tụ điện tích trên cơ thể người sử dụng.

Nhờ cơ chế truyền tải điện tích nhẹ nhàng từ cơ thể xuống đất, loại giày này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng phóng tia lửa điện do tĩnh điện, từ đó giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và bảo vệ các thiết bị điện tử nhạy cảm.

Tìm hiểu tổng quan về giày bảo hộ chống tĩnh điện

Khác với giày bảo hộ cách điện, giày chống tĩnh điện không cách ly hoàn toàn cơ thể khỏi mặt đất mà cho phép truyền một lượng điện tích nhỏ, đảm bảo duy trì cân bằng điện tích ở mức an toàn.

Đây là giải pháp lý tưởng cho các môi trường làm việc đòi hỏi kiểm soát tĩnh điện nghiêm ngặt như nhà máy điện tử, kho chứa hóa chất, hay khu vực dễ cháy nổ.

1.1 Đặc điểm và cấu tạo của giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện

Để có thể kiểm soát tĩnh điện một cách hiệu quả, thì các sản phẩm giày bảo hộ chống tĩnh điện đều được sản xuất từ các loại vật liệu chuyên dụng, có khả năng dẫn điện nhẹ, giúp kiểm soát tĩnh điện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể nhận biết thật chính xác dòng sản phẩm này, các bạn sẽ cần phải dựa trên rất nhiều các đặc điểm khác như:

  • Chất liệu thân giày: Thường được làm từ da thật hoặc da tổng hợp cao cấp, có độ bền cao, đảm bảo sự thông thoáng và thoải mái cho người sử dụng.
  • Đế giày: Sử dụng chất liệu polyurethane (PU) hoặc cao su tổng hợp có khả năng dẫn truyền điện tích hạn chế, giúp đưa điện tích thừa từ cơ thể xuống mặt đất an toàn.
  • Lớp lót và chỉ may: Được thiết kế với vật liệu đặc biệt, đảm bảo duy trì điện trở thấp, giúp cân bằng điện tích cơ thể.
  • Thiết kế: Giày có trọng lượng nhẹ, ôm chân, đảm bảo sự linh hoạt và thoải mái khi di chuyển liên tục trong môi trường sản xuất.
  • Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn kỹ thuật thường gặp ở loại giày này bao gồm tiêu chuẩn EN 61340 hoặc ASTM F2412-18a/F2413-18.

Đặc điểm và cấu tạo của giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện

1.2 Về ứng dụng của giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện

Sử dụng giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện không chỉ giúp bảo vệ người lao động mà còn góp phần duy trì hiệu suất hoạt động ổn định của hệ thống thiết bị điện tử trong môi trường làm việc.​ Giày bảo hộ chống tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề và môi trường làm việc như:

  • Công nhân ngành điện lực, thợ điện làm việc trên cột điện hoặc trạm biến áp.
  • Nhân viên bảo trì, lắp đặt hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.
  • Các công việc yêu cầu tiếp xúc với thiết bị, công cụ có điện áp cao.
  • Môi trường làm việc có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện gây nguy hiểm.

Về ứng dụng của giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện

2. Tìm hiểu tổng quan về giày bảo hộ lao động cách điện

Trong môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với nguồn điện cao thế, việc trang bị giày bảo hộ cách điện là vô cùng quan trọng. Đây là loại giày bảo hộ lao động chuyên dụng, được thiết kế để ngăn chặn nguy cơ điện giật bằng cách cách ly hoàn toàn cơ thể người lao động khỏi dòng điện.

Tìm hiểu tổng quan về giày bảo hộ lao động cách điện

Khác với giày chống tĩnh điện chỉ hạn chế sự tích tụ điện tích, giày cách điện giúp bảo vệ hiệu quả khi phải làm việc trực tiếp gần các thiết bị hoặc bề mặt có điện áp cao.

Loại thiết bị bảo hộ lao động này đặc biệt cần thiết đối với những người làm việc trong ngành điện lực, lắp đặt hệ thống điện hoặc bảo trì thiết bị điện công nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe trong quá trình lao động.

2.1 Đặc điểm cầu tạo của giày bảo hộ lao động cách điện

Giày bảo hộ cách điện được sản xuất từ các vật liệu không dẫn điện nhằm cách ly hoàn toàn cơ thể người khỏi dòng điện. Cấu tạo cơ bản của giày bao gồm:

  • Thân giày: Được làm từ chất liệu cao su tổng hợp hoặc nhựa cao cấp, không dẫn điện và có khả năng chịu nhiệt tốt.
  • Đế giày: Sử dụng cao su cách điện dày dặn, đảm bảo khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng điện chạy qua chân người sử dụng.
  • Thiết kế chống thấm nước: Đảm bảo an toàn khi làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật: Thường đạt tiêu chuẩn cách điện quốc tế như ASTM F1117 hoặc EN 50321, với mức điện áp chịu tải từ 1kV đến 20kV tùy từng loại giày.

Đặc điểm cầu tạo của giày bảo hộ lao động cách điện

2.2 Ứng dung của giày bảo hộ la động cách điện

Việc sử dụng giày bảo hộ lao động cách điện là giải pháp an toàn giúp ngăn chặn nguy cơ giật điện., Vì vậy dòng sản phẩm này thường được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như:

  • Công nhân ngành điện lực, thợ điện làm việc trên cột điện hoặc trạm biến áp.
  • Nhân viên bảo trì, lắp đặt hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.
  • Các công việc yêu cầu tiếp xúc với thiết bị, công cụ có điện áp cao.
  • Môi trường làm việc có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện gây nguy hiểm.

Ứng dung của giày bảo hộ la động cách điện

3. Vậy nên dùng giày bảo hộ tĩnh điện hay giày bảo hộ cách điện

Dựa vào các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn có thể thấy sự lựa chọn giữa giày bảo hộ chống tĩnh điện và giày bảo hộ cách điện phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường làm việc và mục đích sử dụng:

  • Giày bảo hộ chống tĩnh điện: Thích hợp cho môi trường yêu cầu kiểm soát điện tích cơ thể để bảo vệ thiết bị điện tử và ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ. Không phù hợp với môi trường có nguy cơ bị điện giật cao thế.
  • Giày bảo hộ cách điện: Phù hợp với những công việc liên quan trực tiếp đến hệ thống điện có điện áp cao. Tuy nhiên, giày cách điện không có chức năng kiểm soát tĩnh điện mà ngăn chặn hoàn toàn dòng điện từ bên ngoài vào cơ thể.

Vậy nên dùng giày bảo hộ tĩnh điện hay giày bảo hộ cách điện

Vậy trên đây là cách để phân biệt giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện và cách điện mà chúng tôi chia sẻ tới cac bạn. Kết thúc bài viết, Bảo Hộ Lao Động Vina chúc bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Tin tức & Sự kiện khác