Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
Giám đốc
0944 257 267
-
Điện thoại
0251 3 828 649
-
HOTLINE
0944.257.267
-
Kinh Doanh
0918.036.467
-
Tư vấn bán hàng
0918.878.278
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 19
- Trong ngày: 147
- Hôm qua: 548
- Tổng truy cập: 772107
- Truy cập nhiều nhất: 2761
- Ngày nhiều nhất: 10.09.2024
Quảng cáo bên trái
Quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động
Quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động?
GD&TĐ – Vừa qua, tập thể trường tôi có làm tổng vệ sinh không may tôi bị tai nạn lao động cụt một ngón tay khi tiến hành cưa cây bạch đàn.
Vậy trách nhiệm của nhà trường đối với tôi và quyền lợi của tôi là như thế nào? – Nguyễn Thành Lộc ([email protected]) nhân viên bảo vệ của một trường THCS tỉnh An Giang
* Trả lời: Theo Điều 144 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động (TNLĐ) như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho người lao động bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Còn theo Điều 145 Bộ luật Lao động quy định quyền của người lao động bị TNLĐ như sau:
- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH.
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH.
- Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
Người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ.
Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Để tránh được rủi ro trong tai nạn nghề nghiệp thì khi làm việc các chủ doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động của chính họ. Điều này vừa mang lại cái lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động.
Tin tức & Sự kiện khác
- Những cách bảo quản giày bảo hộ đơn giản và hiệu quả(30/11/-1)
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến(30/11/-1)
- Lịch sử phát triển của mặt nạ phòng độc qua từng thời kỳ(30/11/-1)
- Hướng dẫn sử dụng mặt nạ phòng độc(23/08/14)
- Hướng dẫn bảo quản giày bảo hộ lao động(30/11/-1)
- Những ưu điểm nổi bật của thiết bị đồ bảo hộ lao động(18/01/24)
- Phân loại các loại giày bảo hộ phổ biến nhất hiện nay(19/12/23)